Trang chủ Tin nổi bật Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu...

Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu vực

0

Mặc dù có giảm so với năm trước nhưng Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương về số vụ tấn công ransomware.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực, theo báo cáo Security Endpoint Threat Report 2019 của Microsoft trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu vực
Mặc dù có giảm nhưng số vụ tấn công ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực. Ảnh: vadesecure

Theo báo cáo, dù đã giảm 26% so với năm trước nhưng tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware tại Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019, cao gấp 3, 4 lần mức trung bình.Tương tự, các cuộc tấn công bằng malware giảm 29% so với năm trước nhưng Việt Nam cũng nằm trong top 3 bị tấn công, ở mức 8,77%.

Theo báo cáo, Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware và ransomware cao hơn mức trung bình – lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với thế giới.

Bà Mary Jo Schrade, Giám đốc Bộ phận Tội phạm Công nghệ cao, Microsoft Châu Á, cho rằng tỷ lệ nhiễm malware cao có liên quan tới tỷ lệ vi phạm bản quyền và ý thức cá nhân về an toàn mạng – bao gồm việc vá và cập nhật phần mềm thường xuyên.

Microsoft đưa ra những kết quả này thông qua phân tích nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm 8.000 tỷ tín hiệu về các mối đe dọa được tiếp nhận và phân tích mỗi ngày, trong khoảng thời gian 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12/2019.

Ngoài ra, Microsoft cũng cho biết tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ ba toàn khu vực. Dù đã giảm 71% so với năm 2018, tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu.

Trong các cuộc tấn công, tội phạm cài đặt mã độc lên máy tính nạn nhân, lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính của nạn nhân để khai thác tiền điện tử mà họ không hề hay biết.

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version