Khái niệm chuyển đổi số phục vụ các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Hải Phòng

0
349

Chuyển đổi số (Digital Transformation) theo một cách chung nhất có thể được hiểu là là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống KT-XH, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.

Chuyển đổi số được nhắc đến nhiều hơn như một xu hướng bắt buộc để thành công với mọi doanh nghiệp (DN) nói chung và DN dịch vụ logistics nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Do tác động của đại dịch COVID-19 nên chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics -xương sống của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc thực hiện giãn cách xã hội đã tạo ra nhiều khó khăn cho các DN dịch vụ logistics, giá cước vận tải tăng từ 3- 5 lần, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi…

Cùng với đó, COVID-19 cũng đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Thương mại điện tử (E-Commerce) của nước ta đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics nói chung và DN dịch vụ logistic nói riêng.

Vì vậy, việc áp dụng chuyển đổi số phục vụ các DN nói chung và DN dịch vụ logistics nói riêng là tất yếu, giúp cho chuỗi cung ứng được vận hành hiệu quả hơn, tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng cũng như nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và hậu Covid-19. Dịch vụ logistics là một dịch vụ thiết yếu, đã duy trì huyết mạch vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh khôi phục và phát triển dịch vụ logistics do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các DN dịch vụ logistics nói riêng. Chuyển đổi số là nhằm phục vụ cho động lực đó. Vì vậy, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách, là vấn đề sống còn  đối với các DN dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

 Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các DN thâm nhập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, logistics trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Do tác động của đại dịch COVID-19 nên chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics -xương sống của chuỗi cung ứng.

COVID-19 đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số đáng lẽ cần 05 năm để áp dụng vào DN và người tiêu dùng, thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú hích từ đại dịch.

Logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, có giá trị gia tăng cao, là nền tảng cho thương mại hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong các DN dịch vụ logistics có quan hệ mật thiết và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các DN xuất nhập khẩu và các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu. Yêu cầu lớn nhất về khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ logistics nước ta hiện nay là tăng cường số hóa và tự động hóa trong các hoạt động logistics, nhằm nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí hoạt động.

Tình hình chung cho thấy chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với các DN dịch vụ logistics nước ta, các DN dịch vụ logistics cần thiết phải chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.

Tạ Hữu Thanh

Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây