Theo kết quả khảo sát Thực trạng An toàn Thông tin Toàn cầu® (GSISS) thực hiện bởi PwC (nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán, bảo hiểm và tư vấn của Anh Quốc), với sự tham gia của hơn 9.500 giám đốc điều hành và giám đốc công nghệ cấp cao đến từ 122 quốc gia, khi được hỏi về hậu quả lớn nhất mà tấn công sử dụng mã độc gây ra, 40% số người tham gia khảo sát trả lời là sự gián đoạn hoạt động, 39% cho rằng rò rỉ thông tin mật, 32% chọn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, và 22% chọn ảnh hưởng tới đời sống con người.

Mặc dù nhận thức được như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với rủi ro gây ra bởi mã độc: 44% không có chiến lược tổng thể về an toàn thông tin, 48% không có chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên, và 54% không có cơ chế đối phó với tấn công sử dụng mã độc

heo PwC, các cuộc tấn công không gian mạng từng diễn ra cho thấy chuỗi rủi ro thường bắt đầu bằng việc mất quyền kiểm soát – trong đó rất nhiều hệ thống bị ảnh hưởng ngay lập tức hoặc cùng một thời điểm. Điều này đồng nghĩa rằng doanh nghiệp có rất ít thời gian để ngăn chặn rủi ro trước khi ảnh hưởng của nó lan ra toàn hệ thống

Đại diện VNISA đã công bố kết quả khảo sát hiện trạng, đánh giá Chỉ số ATTT năm 2017 đối với nhóm các doanh nghiệp. VNISA đã thực hiện khảo sát hiện trạng ATTT của 360 doanh nghiệp tại 3 vùng trọng điểm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, gồm 304 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và 56 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính. Theo đánh giá, chỉ số ATTT của các Doanh nghiệp Việt đang rất thấp và chỉ ở mức trung bình.

Ở góc độ doanh nghiệp, an ninh mạng và bảo mật thông tin đã và đang là một khoảng trống lớn với hầu hết các tổ chức, trong khi “từ khóa” ưa thích của các trào lưu kinh doanh hiện nay là “đón đầu công nghệ 4.0”. Các chuyên gia bảo mật cho rằng chừng nào doanh nghiệp chưa quan tâm và đầu tư tương xứng cho an ninh thông tin, đặc biệt là phòng tránh và ứng phó sự cố mã độc, chừng đó, khả năng đầu tư vào công nghệ và làm kinh tế công nghệ số của các nhà kinh doanh ở Việt Nam vẫn sẽ còn bị giới hạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây