Tổ chức Hội thảo An toàn thông tin tại Kiên Giang

0
619

Chiều ngày 27/10, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo đảm bảo an toàn thông tin năm 2016.

Tham dự hội thảo có ông Mai Văn Huỳnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Công Khâm – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Lâm Văn Sển – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) giữa các chuyên gia hàng đầu của các cơ quan, đơn vị về lĩnh vực ATTT và cán bộ lãnh đạo, chuyên viên làm công tác công nghệ thông tin (CNTT) ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh. Hội thảo cũng là diễn đàn để các để các doanh nghiệp CNTT có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, trình bày các giải pháp đảm bảo ATTT; đồng thời giúp cán bộ lãnh đạo, chuyên viên CNTT trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cập nhật kiến thức về lĩnh vực ATTT.
Qua các tham luận tại hội thảo, đại biểu đã được nghe và trao đổi những vấn đề về cơ chế chính sách, các quy định nhà nước về ATTT; tình hình ATTT trong và ngoài nước; thực trạng công tác đảm bảo ATTT trong các cơ quan nhà nước; các giải pháp nhằm tăng cường công tác đảm bảo ATTT trước xu hướng tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp hiện nay.
Những năm qua, việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhận thức của xã hội và các cấp lãnh đạo về vai trò, ý nghĩa quan trọng của CNTT được nâng lên. Từ đó đổi mới phương thức làm việc, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ quản lý, điều hành, cung cấp thông tin và các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. CNTT đã trở thành động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm chi phí thời gian, số lần thực hiện giao dịch trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan nhà nước đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Cơ quan nhà nước có gần 4.400 máy tính, với khoảng 150 máy chủ đang hoạt động để vận hành các hệ thống CNTT; 100% các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện đã triển khai kết nối mạng LAN, Internet và mạng diện rộng của tỉnh (WAN); 100% cơ quan, đơn vị kết nối Internet phục vụ cho công tác điều hành, tác nghiệp; gần 1.200 máy tính có cài đặt phần mềm diệt và phòng chống virus có bản quyền và miễn phí.
Từ năm 2012, được sự quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh đầu tư cho Sở Thông tin và Truyền thông một hệ thống trung tâm dữ liệu tập trung với các máy chủ mạnh, cùng các thiết bị bảo đảm ATTT như tường lửa, thiết bị chủ động phát hiện, cảnh báo và phòng chống xâm nhập trái phép phục vụ việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc bảo đảm ATTT của tỉnh trong thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu, bị động. Internet và CNTT hiện nay phát triển rất nhanh cả về số lượng, quy mô, công nghệ và độ phức tạp nên còn tồn tại cũng như liên tục phát sinh mới các điểm yếu, lỗ hổng ATTT. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh buông lỏng, hầu như không áp dụng biệp pháp đảm bảo ATTT và chưa có quy trình để ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) giữa các chuyên gia hàng đầu của các cơ quan, đơn vị về lĩnh vực ATTT và cán bộ lãnh đạo, chuyên viên làm công tác công nghệ thông tin (CNTT) ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh. Hội thảo cũng là diễn đàn để các để các doanh nghiệp CNTT có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, trình bày các giải pháp đảm bảo ATTT; đồng thời giúp cán bộ lãnh đạo, chuyên viên CNTT trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cập nhật kiến thức về lĩnh vực ATTT.
Qua các tham luận tại hội thảo, đại biểu đã được nghe và trao đổi những vấn đề về cơ chế chính sách, các quy định nhà nước về ATTT; tình hình ATTT trong và ngoài nước; thực trạng công tác đảm bảo ATTT trong các cơ quan nhà nước; các giải pháp nhằm tăng cường công tác đảm bảo ATTT trước xu hướng tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp hiện nay.
Những năm qua, việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhận thức của xã hội và các cấp lãnh đạo về vai trò, ý nghĩa quan trọng của CNTT được nâng lên. Từ đó đổi mới phương thức làm việc, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ quản lý, điều hành, cung cấp thông tin và các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. CNTT đã trở thành động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm chi phí thời gian, số lần thực hiện giao dịch trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan nhà nước đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Cơ quan nhà nước có gần 4.400 máy tính, với khoảng 150 máy chủ đang hoạt động để vận hành các hệ thống CNTT; 100% các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện đã triển khai kết nối mạng LAN, Internet và mạng diện rộng của tỉnh (WAN); 100% cơ quan, đơn vị kết nối Internet phục vụ cho công tác điều hành, tác nghiệp; gần 1.200 máy tính có cài đặt phần mềm diệt và phòng chống virus có bản quyền và miễn phí.
Từ năm 2012, được sự quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh đầu tư cho Sở Thông tin và Truyền thông một hệ thống trung tâm dữ liệu tập trung với các máy chủ mạnh, cùng các thiết bị bảo đảm ATTT như tường lửa, thiết bị chủ động phát hiện, cảnh báo và phòng chống xâm nhập trái phép phục vụ việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc bảo đảm ATTT của tỉnh trong thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu, bị động. Internet và CNTT hiện nay phát triển rất nhanh cả về số lượng, quy mô, công nghệ và độ phức tạp nên còn tồn tại cũng như liên tục phát sinh mới các điểm yếu, lỗ hổng ATTT. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh buông lỏng, hầu như không áp dụng biệp pháp đảm bảo ATTT và chưa có quy trình để ứng phó khi có sự cố xảy ra.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây